Tước Mào Vàng – Loài Chim Nhỏ Nhất Châu Âu

Tước mào vàng (Regulus regulus) là một loài chim chuyền dạng sẻ rất nhỏ trong họ tước mào (Regulidae).

Tước mào vàng

Và đây cũng là một trong những loài chim nhỏ nhất chấu Âu. Với chỏm lông có nhiều màu sắc nổi bật trên đầu, chúng còn được gọi với cái tên khác “vua của những con chim” trong văn hóa dân gian châu Âu.

Phân bố – Môi trường sống

Tước mào vàng sinh sống phổ biến ở khu vực Âu-Á, chúng sinh sản từ Macaronesia đến Nhật Bản, trong các rừng cây lá kim ở vùng đất thấp và núi trưởng thành.

Chúng cũng có thể được tìm thấy trong các khu vườn lớn, công viên và các rừng cây lá kim. Loài chim nhỏ này chủ yếu sinh sống và kiếm ăn trên thân cây, nên không cần các khu rừng lớn, và mật độ dân số của loài cũng không phụ thuộc vào kích thước rừng.

Mô tả

Tước mào vàng có bộ lông màu xanh ô liu phía trên, phần dưới có màu trắng xám. Chúng có khuôn mặt nhạt màu hơn, với chóp lông trên đỉnh đầu màu cam ở chim trống, màu vàng ở chim mái, chóp lông mào này tạo thành một chiếc mào ngắn khi con chim phấn khích hoặc hoảng sợ. Bao quanh chóp lông mào nổi bật này là một viền màu đen.

Mắt sẫm màu, xung quanh có lông ngắn màu trắng. Mỏ nhỏ màu đen, chân và bàn chân có màu nâu nhạt, chúng có những ngón chân rất khỏe để bám vào cành cây trong tư thế lộn ngược.

Các chim non tương tự như chim trưởng thành, nhưng chỏm lông nổi bật trên đầu chưa phát triển cho đến mùa thu của năm tuổi đầu tiên.

Tước mào vàng có chiều dài cơ thể khoảng 9 cm, sải cánh dài từ 13 – 15,5 cm, và cân nặng giao động khoảng từ 4,5 – 7 gr.

Tiếng hót của tước mào vàng có âm vực rất cao, một số nốt có tần số mà tai người hầu như không thể nghe được.

Tước mào vàng ăn gì?

Tước mào vàng có thể bay dễ dàng giữa các thảm thực vật rậm rạp để tìm kiếm con mồi, bằng đôi cánh tròn và rộng. Chúng hiếm khi bay xa hơn vài chục mét, trừ khi di cư. Chúng khá hiếu động, luôn bay lượn và lao qua những tán cây, chúng chuyền từ cành này sang cành khác để tìm kiếm thức ăn, khi di chuyển đuôi và cánh luôn nhấp nháy.

Chúng tìm kiếm côn trùng trên các tán lá, dùng mỏ thăm dò những kẽ hở trên vỏ cây. Tước mào vàng ăn các loài côn trùng nhỏ, rệp, nhện được tìm thấy trên cây. Còn trong mùa đông, chúng chủ yếu ăn hạt và côn trùng trên mặt đất.

Di cư

Những con chim sinh sống ở phía Bắc di chuyển về phía Nam vào mùa đông, quảng đường mà chúng phải trải qua lên đến 1000 km trong một tuần.

Loài chim này cũng rất dễ bị tổn thương nếu mùa đông quá khắc nghiệt, số lượng của chúng có thể giảm từ 75 – 80%. Nhưng loài này sinh sản rất tốt, và quần thể sẽ tăng nhanh trở lại sau mùa đông.

Sinh sản

Tước mào vàng sinh sản ở châu Âu và vùng châu Á ôn đới. Mùa sinh sản được bắt đầu vào cuối tháng tư hoặc đầu tháng năm. Lúc này, các chim trống sẽ tích cực hót để thiết lập vùng lãnh thổ và thu hút chim mái. Cũng trong thời gian này cả chim trống và mái sẽ cùng bắt đầu làm tổ, nhưng chủ yếu vẫn là chim trống, để hoàn thành một cái tổ phải mất từ vài ngày đến ba tuần.

Tước mào vàng làm cho mình những cái tổ hình võng, tổ thường được lót trên các cành của cây hạt trần. Tổ gồm 3 phần riêng biệt, bên ngoài được làm bằng rêu và địa y, dệt lại bằng mạng nhện rồi bắt chặt vào cành cây. Phần giữa được làm chủ yếu bằng rêu, và phần bên trong cùng có thêm các lông vũ. Tổ hoàn thành có dạng hình cầu với lối vào khá hẹp ở phía trên. Những cái tổ này cũng được lót khá cao trên cây, lên đến 15 m.

Chim mẹ đẻ mỗi ngày một quả trứng và đẻ khá nhiều, giao động từ 6 – 13 trứng. Trứng được chất thành đống. Chim mẹ nhỏ bé ấp đống trứng này bằng cách cho đôi chân ấm áp của mình vào giữa đống trứng. ( Chim mẹ bơm thêm máu vào đôi chân, để tăng nhiệt độ sưởi ấm cho trứng trong tổ )

Thời gian ấp kéo dài khoảng 16 – 19 ngày. Sau khi chim non nở, chim mẹ sẽ tiếp tục ấp ủ và chăm sóc chúng trong khoảng 7 ngày đầu tiên. Sau thời gian này, cả hai chim bố mẹ cùng mang thức ăn về tổ.

Những chim non phát triển khá nhanh, với chế độ ăn phong phú bao gồm ấu trùng, côn trùng và nhện nhỏ. Chúng sẽ nhanh chóng đủ lông cánh chỉ sau từ 17 – 22 ngày.

Cũng trong thời gian này, chim bố mẹ có thể sẽ bắt đầu đẻ lứa thứ 2, ngay cả khi những con non lứa đầu tiên vẫn còn ở trong tổ. Và mỗi năm, cả hai chim bố mẹ có thể tạo ra ít nhất khoảng 20 chim non.

Hiện trạng bảo tồn

Vì có cơ thể nhỏ, nên chúng thường bị các loài săn mồi khác giết hại, cộng thêm thời tiết mùa đông khắc nghiệt, ảnh hưởng nhiều đến số lượng loài. Tuy nhiên vì phạm vi phân bố rộng và quần thể lớn, nên tước mào vàng được xem là loài có ít mối quan tâm nhất.

Tuổi thọ

Tước mào vàng có tuổi thọ từ 2 – 3 năm (Nguồn), và có thể sống tối đa khoảng 7 năm ngoài tự nhiên (Nguồn)

Link video về loài chim Tước mào vàng

Tài liệu tham khảo:

Chim Gỗ Thủ Công – Quà Tặng Nghệ Thuật

Tượng Chim Gỗ Thủ Công – Goldcrest được mô phỏng theo mô hình trang trí như chim thật được làm bằng tay thủ công. Tượng trang trí nghệ thuật phong thuỷ độc đáo theo phong cách Bắc Âu đơn giản và tinh tế. Trang trí bàn, kệ tủ, giá sách, tủ tivi, tủ rượu.

Quà tặng hoàn hảo cho dịp khai trương tân gia may mắn, cho bạn bè, tặng Sếp, sinh nhật,..

Thông tin chi tiết:

  • Chất liệu: Gỗ Đoạn (Basswood) 
  • Kích thước: Chim 10 x 4.5 x 5 cm | Đế gỗ: 4 cm
  • Trọng lượng: 0.5 Kg

Mua ngay tại Décor & More

Quà tặng nghệ thuật

Social Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *