Dùng người quan trọng ở chổ biết người, biết người là điều kiện tiền đề cơ bản nhất của việc dùng người. Thế nhưng, trong thực tế người ta thường “biết người biết mặt chẳng biết lòng”, đủ cho thấy cái khó trong việc nhận biết con người, vậy làm thế nào để vừa biết người lại vừa biết lòng người?
Tôi nghe nói nguyên tắc điều khiển tướng soái là phải biết suy nghĩ của các anh hùng dưới trướng, hiểu rõ hoạt động nội tâm của họ. Tuy nhiên, con người không dễ biết, hiểu người cũng không dễ. Hán Quang Võ Đế Lưu Tú là một bật minh quân biết lắng nghe ý kiến bất đồng của thủ hạ, nhưng ông cũng phạm phải sai lầm là cả tin Bành Manh; Tào Tháo là cao thủ biết người để dùng, nhưng vẫn bị Trương Mạo lừa gạt. Tại sao vậy?
Hiện tượng bề ngoài giữa các sự vật tương tự nhau, nhưng bản chất khác nhau, rất khó phân biệt nên khiến người ta bị mê hoặc. Cho nên nói, kẻ xảo trá trông có vẻ rất thông minh, nhưng không phải như vậy; người ngủ xuẩn trông có vẻ giống một bật chính nhân quân tử, thực ra không phải vậy; kẻ lỗ mãng có vẻ rất dũng cảm, nhưng không hề dũng cảm. Những ông Vua vong quốc trong lịch sử giống như trung với việc nước; những gian thần vong quốc có vẻ có lòng trung canh cánh; cỏ đuôi chồn lẫn trong mạ rất giống hoa màu; bò đến có hoa văn màu vàng trông rất giống hổ; xương trắng thoạt nhìn trông rất giống ngà voi; hòn đá có màu giống ngọc rất dễ nhầm lẫn với ngọc thạch. Đây đều là những thí dụ về sự lẫn lộn thật giả.
Khổng Tử nói: “Lòng người còn hiểm ác hơn sông núi, biết người khó hơn biết trời. Trời còn có xuân hạ thu đông và quy luật sớm tối để theo, nhưng con người bề ngoài thì trông đôn hậu, nhưng trong lòng lại sâu thẳm khó lường. Có người bề ngoài thành thực, nhưng trong lòng lại tự cao tự đại; có người trông như bậc trưởng giả , nhưng thực ra lại là tiểu nhân; có kẻ bề ngoài rất khôn khoé, nhưng thực ra trong lòng lại rất cương trực; có người trông rất kiên cường, nhưng tính lại rất không tập trung, có người trông rất bình tĩnh nhưng nội tâm lại rất nôn nóng”. Khương Thái Công nói: “Kẻ sĩ có người trông rất đứng đắn, nhưng hành vi của họ lại không đứng đắn; có người bề ngoài ôn hoà và lương thiện, nhưng trong lòng lại đang nguyền rủa người khác, miệt thị người khác; có kẻ trông có vẻ chuyên tâm tập trung, nhưng thực ra trong lòng lại lơ đễnh; có kẻ bề ngoài trông rất bận rộn, nhưng thực ra họ chẳng làm gì cả; có kẻ trông qua có vẻ sáng suốt, nhưng thực tế lại do dự không quyết; có kẻ trông hồ đồ, nhưng lại trung thành thực thà; có kẻ trông chậm chạp rề rà, nhưng làm việc rất có hiệu quả; có kẻ trông rất ác nhưng thực ra lại rất lương thiện; có kẻ nhìn hồ đồ nhưng lại khinh thường người khác. Có những kẻ không gì không biết, không gì không giỏi, nhưng lại bị người đời xem thường, chỉ có bậc thánh nhân mới trọng dụng. Người bình thường không hiểu được họ, chỉ có bậc thánh nhân sáng như nhật nguyệt mới thấy rõ thực chất của họ”. Đó đều là hiện tượng không thống nhất giữa vẻ bề ngoài và nội tâm.
BÌNH GIẢI
“Lòng người hiểm ác hơn sông núi, khó biết hơn cả trời” là lời than thở tự đáy lòng của Khổng Tử. Từ đó có thể thấy, muốn thật sự nhận thức được một con người quả thật không phải chuyện dễ dàng. Nhưng trong lịch sử, có rất nhiều bậc quân chủ hiền minh đã nhận thức được vấn đề này, nên rất cẩn trọng trong quá trình đánh giá, dùng người trong thực tế và đạt được hiệu quả tốt. Trong đó Tần Mục Công trọng dụng Bách Lý Hề, Lưu Bang trọng dụng Lệ Sinh, nguyên tắc dùng người tài cao của Đường Võ Tông luôn được người đời khen ngợi. Vì họ đều biết người và dùng người, không bị kẻ gian lợi dụng.
Ngày nay, thông tin thay đổi liên tục, sự lưu động nhân tài, cạnh tranh nhân tài ngày một gay gắt. Nếu một người lãnh đạo không cẩn thận sử dụng nhân tài thì cuối cùng sẽ tự làm khó mình.
………………………………………………………………………….
Trích “TIẾT 5: TRI NHÂN (Biết Người) | Sách ‘Trí Tuệ Trường Đoản Kinh‘
- Người không dễ biết, biết người không dễ
- Chỉ có thực tài mới chọn
- Quan sát tướng mạo và khí sắc
- Quan sát đức hạnh, tính tình